Cho rằng ‘doanh nghiệp tự làm kho vận cho TMĐT đều từ huề vốn tới lỗ’, TikiNow đang tự PR hay là sự thật?

Cho rằng ‘doanh nghiệp tự làm kho vận cho TMĐT đều từ huề vốn tới lỗ’, TikiNow đang tự PR hay là sự thật?

Theo quan sát của mình, ông Nguyễn Chí Thọ – lãnh đạo cấp cao của TikiNow Smart Logistics nhận định: các doanh nghiệp Việt tự làm kho vận hầu hết huề vốn tới lỗ. Chỉ có những doanh nghiệp chuyên làm mảng này, mới từ huề vốn đến có lãi, nhờ ‘lấy công làm lời’ chứ không phải ăn chênh lệch giá cao.

Ông Nguyễn Chí Thọ – Giám đốc cấp cao, Giải pháp chuỗi cung ứng tại TikiNow Smart Logistics


DN Việt gặp rất nhiều thách thức khi tự vận hành logistics cho bán hàng online



Ông Nguyễn Chí Thọ – Giám đốc cấp cao, Giải pháp chuỗi cung ứng tại TikiNow Smart Logistics


cho biết trong một sự kiện gần đây: tại thời buổi khó khăn như thế này, tất cả doanh nghiệp đều đang cố gắng để tối ưu chi phí vận hành vì đây là khâu tốn nhiều nguồn lực nhất. Mục tiêu cắt giảm là để có thể sống sót và phát triển bền vững.

Nếu doanh nghiệp cũng tham gia bán hàng online, dù là sàn TMĐT hay kênh mạng xã hội đều yêu cầu DN phải cam kết có một lượng hàng tồn kho nhất định. Sở dĩ có yêu cầu này, là bởi nếu có đơn hàng mà DN không có hàng để giao, thì không chỉ uy tín của DN bị ảnh hưởng xấu mà bản thân của họ cũng vậy.

Ông Nguyễn Chí Thọ (áo đen) trong sự kiện do True Digital và Algonomy, AWS và Teibto đồng tổ chức.

Tuy nhiên, không phải kênh bán hàng nào cũng ổn định, ví dụ như tân binh TikTok – có vài ngành hàng trên đây có tỷ lệ trả hàng/bom hàng khá cao. Ví dụ như DN có 1.000 đơn hàng trên TikTok trong 1 tháng, nếu may mắn thì tỷ lệ trả hàng tầm dưới 10%, còn nếu không may thì có thể cao hơn nhiều lần.



Vậy nên, việc quản lý hàng tồn kho cũng như giao hàng khi tham gia bán hàng online đang khiến nhiều DN cảm thấy khá nhức đầu. Việc làm sao dự đoán được tương đối chính xác số lượng đơn hàng để tích trữ đủ hàng tồn kho cũng như chuẩn bị tốt công tác giao nhận, là một bài toán khá khó để giải với nhiều SMEs ở Việt Nam

”, ông Nguyễn Chí Thọ cho biết.

Còn về câu chuyện giao hàng, theo quan sát của ông Nguyễn Chí Thọ sau 3 năm tham gia sâu vào ngành logistics, cá nhân/hộ gia đình/startup là những người tiêu xài lãng phí nhất; khi họ không quan tâm nhiều đến giá cả của một đơn hàng. Nguyên nhân chính có thể vì thành phần này chỉ vài trăm đơn hàng trong 1 tháng, nên họ nghĩ 1 đơn chênh nhau vài ngàn cũng không tiết kiệm được bao nhiêu.

Chỉ có những doanh nghiệp có vài ngàn đơn hàng/tháng, tức 1 ngày sẽ có vài trăm đơn, thì mới bắt đầu quan tâm tới việc tối ưu chi phí. Các DN vừa như thế này thường chọn lưu kho ở nhà của ông/bà chủ hoặc ngay chính trụ sở công ty – không tốn chi phí lưu kho và nhân viên trông kho sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đóng hàng. Tiếp theo, họ cũng sẽ so sánh giá cả cũng như chất lượng của các dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp, để chọn đơn vị tốt nhất.

Những ông lớn trên thị trường giao nhận TMĐT Việt Nam. Ảnh: Nhất Tín Logistics

Phải những doanh nghiệp 1 tháng có từ 5.000 đến 10.000 đơn hàng mới thật sự quan tâm tới việc tối ưu, vì việc giảm 500 đồng/đơn hàng cũng sẽ giúp tiết kiệm một khoản đáng kể. Do đó, việc mang số lượng đơn hàng lớn đi deal một giá sỉ hoặc giá đặc biệt với đơn vị giao nhận đáng để các DN thử.



Tối ưu chi phí logistics sẽ có 2 phần là lưu kho và giao nhận. Về lưu kho: khi doanh nghiệp lớn lên từng ngày và muốn phát triển lâu dài thì họ sẽ tìm đất để thuê hoặc mua rồi tự xây kho. Thường thì hệ thống quản lý kho trong trường hợp này sẽ ‘chạy bằng cơm’, nhiều khả năng thủ kho sẽ kiêm luôn người thu thập số liệu và làm sổ sách, nên nếu người này nghỉ thì doanh nghiệp sẽ như ‘rắn mất đầu’.


Muốn chủ động trong tất cả mọi việc, DN phải đầu tư công nghệ để quản lý hệ thống bán hàng và tồn kho. Tuy nhiên, đây là việc mà không phải ai cũng tự làm được, chưa nói bây giờ Chính phủ ngày càng làm chặt chẽ vấn đề phòng cháy chữa cháy.


Một sự lựa chọn nữa cho các doanh nghiệp khi muốn tối ưu chi phí logistics là thuê ngoài từ một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp

”, sếp của TikiNow Smart Logistics bàn luận.


DN tự làm logistics chỉ có lỗ đến huề vốn

Dịch vụ lưu kho của TikiNow.

Cũng theo ông, trong lĩnh vực giao vận cho bán hàng online, nếu doanh nghiệp tự làm thì chỉ có lỗ đến huề vốn; chỉ công ty chuyên về giao vận mới có thể từ huề vốn đến có lời. Sự khác biệt này là nhờ số lượng đơn hàng mà công ty giao vận chuyên nghiệp nhận lớn gấp vài trăm lần doanh nghiệp tự làm, nên có thể ‘lấy công làm lời’ chứ không phải ăn chênh lệch giá dịch vụ cao.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp tự làm lưu kho, sau khi có đơn hàng, shipper phải tới kho doanh nghiệp lấy hàng, mang về chỗ điều phối rồi mới đi giao. Còn nếu DN dùng dịch vụ hoàn chỉnh của đơn vị chuyên nghiệp, shipper sẽ lấy hàng và đi giao hàng từ một chỗ vì hàng đã nằm sẵn trong kho, giảm 1/2 quãng đường. Tính một cách cơ học, thì thuê ngoài sẽ giảm được giá cost từ 10% đến 15% trên 1 đơn hàng.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp chuyên về logistics cũng phải tự mình tối ưu cũng hoạt động/chi phí nho nhỏ từng ngày.


“Nói chung, hiện tại vận hàng logistics cho bán hàng online vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, khi nhu cầu logistics tăng mạnh, hệ thống hạ tầng đủ vững chắc cho thương mại điện tử; thì giữa năm 2024 thị trường sẽ tốt lên

”, ông Nguyễn Chí Thọ dự đoán.


Quỳnh Như


Theo Nhịp sống thị trường


Copy link

Link bài gốc


Lấy link!


https://markettimes.vn/cho-rang-doanh-nghiep-tu-lam-kho-van-cho-tmdt-deu-tu-hue-von-toi-lo-tikinow-dang-tu-pr-hay-la-su-that-46067.html

Read More

Leave a Reply

Your email address will not be published.